rường hợp 1: Bạn thấy nhà mình bị mối ăn rất nhiều vào tủ bếp bạn lấy bình xịt muỗi bạn xịt làm chết hết các con mối mà bạn nhìn thấy (hoặc bạn thuê người đến diệt mối họ đến phun thuốc diệt trực tiếp những con mối bạn nhìn thấy) nhưng đến thời gian ngắn sau đó bạn vẫn thấy mối xuất hiện ngay vị trí bạn phun thuốc hoặc ở các vị trí khác. Vậy đó có phải là diệt mối tận gốc ?
Trường hợp 2: Bạn thấy nhà mình bị mối ăn ở cửa khu nhà vệ sinh bạn gọi người đến diệt mối. Họ đến kiểm tra tất cả các vị trí trong nhà bạn, họ phát hiện mối không chỉ ăn ở cửa nhà vệ sinh tầng 1 mà còn đang ăn cả cửa đi chính tầng 1, nhà kho tầng 5 và một số vị trí khác. Họ tiến hành đặt hộp nhử mối và sau đó phun thuốc diệt mối sinh học (diệt mối theo phương pháp lan truyền hay còn gọi là dùng mối diệt mối) bạn thấy mấy năm sau không thấy mối xuất hiện trở lại.
Chúng ta đi giải thích trường hợp 1: Trường hợp 1 chúng ta thấy đã diệt hết những con mối mà chúng ta nhìn thấy. Nhưng khi đi sâu nghiên cứu về loài mối và cấu trúc của tổ mối, chúng tôi thấy trong trường hợp 1 mới diệt được những con mối thợ đang đi kiếm thức ăn về nuôi con mối Chúa ở sâu trong lòng đất. Số lượng mối thợ rất nhiều, trong trường hợp này mới diệt được số lượng rất nhỏ trong tổng số lượng mối thợ của tổ mối, chưa diệt được mối Chúa. Đặc điểm của loài mối sau khi thấy mùi hóa chất một số con bị chết, một số khác chạy được báo tin về tổ mối => mối thợ chuyển sang phá hoại ở vị trí khác. Có thể hiểu đây là trường hợp “diệt mối” nhưng chưa tận gốc.
Còn trường hợp 2: Ngay từ đầu đơn vị diệt mối đã có phương án giải quyết tận gốc vấn đề, họ đã dùng hộp nhử mối để tạo thành mồi ngon hơn các loại thức ăn mối đang ăn => thu hút được lượng rất lớn mối thợ tập trung ăn. Sau đó, đơn vị diệt mối phun thuốc diệt mối sinh học vào hộp nhử mối, mối thợ bị dính thuốc không chết ngay tại chỗ, mà theo tập tính chúng chạy về tổ cọ mình vào con mối khác để truyền nhà báo tin cho mối Chúa biết, qua đó chúng đã vô tình truyền thuốc diệt mối cho nhau và cho con mối Chúa làm chết hết cả tổ mối. Như vậy, trong trường hợp này chúng ta đã diệt được cả tổ mối. Có thể hiểu đây là “ diệt mối tận gốc” tức là diệt cả tổ mối.
Đến đây, chắc hẳn nhiều bạn tự đặt ra câu hỏi: “ Đã diệt tận gốc các tổ mối thì nhà sẽ không bao giờ bị mối phá hại nữa. Tại sao một số nhà không bị mối phá hoại nữa, một số nhà sau 3-4 năm thậm trí có nhà 1-2 năm sau lại bị mối phá hoại?”.
Câu trả lời của chúng tôi là: Có nhiều khả năng sảy ra
Khả năng 1: Tổ mối nhà bạn đã bị diệt hết nhưng nhà hàng xóm bị mối ăn nhưng không diệt => nó lan sang nhà bạn.
Khả năng 2: Kỹ thuật viên diệt mối chưa tìm được hết các tổ mối trong nhà bạn, vẫn còn có tổ chưa bị diệt tận gốc.
Khả năng 3: Tay nghề kỹ thuật viên chưa cao, khi phun thuốc diệt mối sinh học đã phun quá liều lượng làm cho mối thợ chết ngay tại chỗ không diệt được mối chúa hoặc phun thuốc diệt mối sinh học quá ít không đủ liều lượng để diệt hết cả tổ.
Như vậy có 3 khả năng xảy ra thì 2 khả năng do trình độ tay nghề. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia diệt mối cho mọi người là khi nhà bị mối xông nên gọi các đơn vị diệt mối có uy tín, kinh nghiệm lâu năm mới đảm bảo diệt tận gốc các tổ mối nhà